Nguyễn Thị Thùy Dung (26 tuổi) hiện đang là cô chủ của hệ thống 3 cửa hàng bán thức ăn vặt mang tên Aiya với một người bạn thân và một cửa hàng yogurt kem Yoway tại TP.HCM. Các cửa hàng ẩm thực giúp Dung thu nhập hàng trăm triệu mỗi tháng. Trước khi đến với kinh doanh, cái tên Thùy Dung đã được nhiều người biết đến với những thành tích nổi bật trong làng banh nỉ Việt Nam.
“Nữ hoàng” thích ăn vặt
Thùy Dung đến với quần vợt từ năm 12 tuổi và cô gái Hà Thành nhanh chóng chứng tỏ khả năng với môn thể thao này. Thời gian còn thi đấu, Dung từng thống trị quần vợt nữ Việt Nam từ năm 2006-2009. Cô cũng là tay vợt nữ Việt Nam có thứ hạng cao nhất, đạt hạng 609 thế giới và từng ba lần vào bán kết các giải thuộc hệ thống WTA. Đang trên đỉnh sự nghiệp, Thùy Dung quyết định giải nghệ năm 2010 để chuyển sang hẳn lĩnh vực kinh doanh.
Thời gian tập huấn bên Mỹ, ngoài chuyên môn Dung còn đi học thêm và đọc sách về kinh doanh, marketing, tổ chức sự kiện… vì “sống bằng thể thao rất khó nên muốn học thêm kĩ năng khác”, Dung nói.
Read more »
“Nữ hoàng” thích ăn vặt
Thùy Dung đến với quần vợt từ năm 12 tuổi và cô gái Hà Thành nhanh chóng chứng tỏ khả năng với môn thể thao này. Thời gian còn thi đấu, Dung từng thống trị quần vợt nữ Việt Nam từ năm 2006-2009. Cô cũng là tay vợt nữ Việt Nam có thứ hạng cao nhất, đạt hạng 609 thế giới và từng ba lần vào bán kết các giải thuộc hệ thống WTA. Đang trên đỉnh sự nghiệp, Thùy Dung quyết định giải nghệ năm 2010 để chuyển sang hẳn lĩnh vực kinh doanh.
Kinh doanh từ năm 2009 đến năm 2010, Thùy Dung quyết định giải nghệ và chuyển hoàn toàn sang lĩnh vực kinh doanh.
Việc kinh doanh Dung đã bắt đầu từ năm 2009, khi Dung cùng bạn mở cửa hàng bán đồ ăn vặt. Việc mở cửa hàng khởi nguồn từ sở thích trải nghiệm kinh doanh và ăn vặt của mình. Cựu “nữ hoàng” quần vợt kể lại: “Sở thích của mình là ăn hàng, những lần đi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài phải ăn uống theo chế độ nên mỗi lần về nước là Dung lại chạy chỗ này, chỗ kia ăn hàng với bạn bè cho thỏa thích thì thôi”.Thời gian tập huấn bên Mỹ, ngoài chuyên môn Dung còn đi học thêm và đọc sách về kinh doanh, marketing, tổ chức sự kiện… vì “sống bằng thể thao rất khó nên muốn học thêm kĩ năng khác”, Dung nói.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét